Cây xương rồng tên tiếng anh là Cactus, là 1 trong những loài thực vật cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Với tên khoa học là Cactaceae, cây xương rồng là một bộ thực vật gồm 127 chi với 1.750 loại cây tiêu biểu. Là loài cây phát triển tại những nơi khô hạn, cây tiến hóa với thân mọng nước để dự trữ. Tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường xung quanh, cây thường sẽ có lá mầm hoặc gai, và có hoa. Xương rồng là loài thực vật bản địa Châu Mỹ, thường xuất hiện phổ biến ở sa mạc. Những nơi hoang vu người ta dễ dàng bắt gặp được những bụi cây cổ đại to lớn.

Cây xương rồng tên tiếng anh là Cactus

Cây xương rồng tên tiếng anh là Cactus

Ngoài những loại xương rồng xuất xứ từ Châu Mỹ, người ta cũng tìm thấy một chi xương rồng phổ biến có nguồn gốc từ Châu Phi, Madagascar, và Sri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Trong vài nghìn năm trở lại đây, loài cây này phát triển rộng rãi trên tất cả các châu lục của thế giới. Tại nước ta, xương rồng là loài cây cảnh phổ biến, thường được trồng để tạo cảnh quan trong nhà, không gian làm việc...

1. Các loại xương rồng cảnh đẹp bạn nên trồng

Các loại xương rồng nhỏ xinh sau sẽ làm bạn rung động bởi hình dáng và tên của chúng. Là những món quà mang thông điệp động viên, những chậu xương rồng mini sau đây chắc chắn sẽ làm bạn chú ý ngay từ cái nhìn đầu tiên. Xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục: "Cây trang trí "

1.1 Xương rồng tai thỏ

Xương rồng tai thỏ rất đặc biệt trong các chủng loại xương rồng vì nó còn được dùng làm thực phẩm. Bên phương tây loài cây này được mệnh danh là "siêu thực phẩm" vì cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm stress. Người ta tính trung bình có khoảng 350 món ăn được làm từ cây xương rồng tai thỏ, trong đó có các món phổ biến như: salad, gỏi, xương rồng xào tỏi, canh xương rồng, sinh tố, nước ép ....

Xương rồng tai thỏ

Xương rồng tai thỏ

1.2 Xương rồng bát tiên

Còn được biết đến với tên là cây xương rắn, xương rồng tàu. Cây bụi, phân cành nhánh nhiều, có nhựa trắng. Thân bò ngang xà hay hơi đứng, màu xám, gai rất nhọn, dài thẳng và có gốc lớn. Phiến lá hình bầu dục, đầu tròn và thuôn dần ở gốc thành cuống không rõ. Cụm hoa mọc trên cuống dài, 2 lá bắc to, tròn, màu sắc khác nhau bọc lấy bao hoa. Tổng bao có hình chuông; có 4 tuyến hình bầu dục.

Cây xương rồng bát tiên

Cây xương rồng bát tiên

1.3 Xương rồng thanh sơn

Cả một ngọn núi thu nhỏ lại vừa bằng một cây xương rồng mini chính là đây. Xương rồng thanh sơn sinh trưởng và phát triển với hình dáng trùng trùng điệp điệp giống y như một ngọn núi phiên bản mini siêu dễ thương. Với sức sống mãnh liệt và khả năng sinh trưởng nhanh chóng, từ một thân chính sẽ mọc ra nhiều nhánh con, ngày qua ngày “ngọn núi” sẽ thêm phần đồ xộ. Một nhánh của xương rồng thanh sơn có 5 khía, trên mỗi khía sẽ có gai nhỏ màu vàng và cũng tương đối mềm mại.

xuong-rong-thanh-son

xuong-rong-thanh-son

1.4 Xương rồng bánh sinh nhật

Xương rồng bánh sinh nhật

Xương rồng bánh sinh nhật

1.5 Xương rồng trứng chim

Xương rồng trứng chim

Xương rồng trứng chim

1.6 Xương rồng trái khế

Hình dáng như trái khế xanh với nhiều khía, loại xương rồng này như tên của nó.

Xương rồng trái khế

Xương rồng trái khế

2. Ý nghĩa cây xương rồng

Người ta biết đến xương rồng như loài cây có sức sống mãnh liệt gai góc. Nhưng đằng sau các ý nghĩa đó, xương rồng còn ẩn chứa các thông điệp khác mà có thể bạn chưa biết đến.

2.1 Ý nghĩa cây xương rồng trong cuộc sống

Cây xương rồng đại diện cho sức mạnh, ý chí vương lên sự bền bỉ trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cây xương rồng còn đại diện cho câu châm ngôn  " Ngoài mạnh trong mềm " bởi bản chất gai góc bụi bậm bên ngoài, nhưng mềm mại mọng nước bên trong.

2.2 Ý nghĩa cây xương rồng trong tình yêu

Trong tình yêu, cây xương rồng đại diện cho tình yêu nồng nàng chung thủy. Là loài cây chịu hạn, khó nở hoa, nên những bông hoa tuyệt đẹp của xương rồng đại diện cho là cái kết đẹp hạnh phúc của đôi lứa. Trải qua bao thăng trầm, khó khăn cuộc sống những đó hoa không rực rỡ nồng nàng nhưng là những điểm tô đẹp cho khoảng thời gian vất vả.

Hoa xương rồng đại diện cho sự hạnh phúc trong tình yêu

Hoa xương rồng đại diện cho sự hạnh phúc trong tình yêu

2.3 Ý nghĩa cây xương rồng trong phong thủy

Trong phong thủy cây xương rồng có tác dụng trừ tà, tránh hung, hóa giải sát khí cho ngôi nhà. Với đặc tính mọc gai nhọn xung quanh thân, cây phát triển hướng lên nên đây là loại cây bị cấm kị trồng trong nhà. Người ta thường trồng cây xương rồng để làm hàng rào, trưng bày trước cổng với ngụ ý các gai sắc nhọn sẽ công kích những thứ không tốt bảo vệ gia chủ. Một vài lưu ý dành cho bạn khi trang trí nhà bằng cây xương rồng.

  • Không đặt trong phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc vì: Những gai sắc nhọn sẽ triệt tiêu nguồn năng lượng tốt. Là nơi làm việc, thư giản, hội họp đặt chậu xương rồng những nơi này sẽ gây nguy hiểm không đáng có.
  • Không trưng cây trong dịp cưới hỏi, tang ma: vì cây sẽ tạo nên những năng lượng không tốt, khiến vợ chồng cãi vã. Cũng như với đặc tính tránh tà  hội tụ sát khí sẽ xua đuổi và làm hại các linh hồn.
  • Không được dùng cây làm quà tặng thăng chức hay việc vui vì: Đây sẽ là thông điệp ngụ ý người nhận sẽ có kết quả không tốt trong kinh doanh, làm việc.
  • Không đặt cây ở những nơi đông đúc nhiều người qua lại vì: Cây xương rồng là loài cây có mủ rất độc, gai nhọn và sắc.

Tại sao nên treo cây xương rồng trước cửa nhà? Đây là câu hỏi thường thấy của một số bạn khi bắt gặp một số nhà có tục lệ treo xương rồng trước cửa nhà. Để giải thích được điều này chúng tôi đã tim hiểu và có được một số câu trả lời như sau

  • Cây xương rồng có nhiều gai là vật sắc nhọn có tác dụng trừ tà, hóa giải tà khí. Treo cây trước nhà đề tránh những những nguồn năng lượng và điềm xấu.
  • Vào đầu năm sau khi đốt pháo để đuổi vận rủi, người ta có tục lệ treo xương rồng trước cửa nhà để vận rủi không bước vào nhà và phù hộ gia trạch một năm bình an, gia đình khỏe mạnh.

2.4 Ý nghĩa cây xương rồng trong điều trị bệnh

húng ta thường chỉ biết tới xương rồng với công dụng để làm cảnh hay trồng làm hàng rào. Thế nhưng trên thực tế xương rồng còn có công dụng trong điều trị bệnh mà nhiều người trong chúng ta chưa biết tới. Là loài cây có tính hàn vị đắng, cây xương rồng có tác dụng trị bệnh đau lưng, nhức mỏi, và tiêu thủng. Trong thân xương rồng có chứa nhiều hoạt tính hóa học triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.

Chiết xuất dung dịch từ thân cây xương rồng có thành phần kháng sinh. Nó cũng được dùng để chữa bệnh thấp khớp, phù, xóa mụn cóc, các chứng bệnh ngoài da. Thân cây sắc lấy nước có thể chữa bệnh gút. Dân gian thường dùng nhựa cây làm thuốc chữa đau bụng.

3 Một số bài thuốc trị bệnh từ cây xương rồng

3.1 Trị đau lưng

Theo một số bài thuốc dân gian xương rồng có thể sử dụng làm thuốc trị đau lưng bằng cách luộc xương rồng Opunitia để ăn.

3.2 Điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi

Cây xương rồng Lê Gai còn gọi là cây Tiên Nhân Chưởng cũng là một loại xương rồng họ Opunitia được đề nghị sử dụng nhiều trên thế giới nhằm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, dạ dày, mệt mỏi…

Ở Nhật bản còn phổ biến một loại chất ngọt sinh học chiết xuất từ enzim của một loại xương rồng để pha chế cà phê mà không dùng đường. Một ly cà phê như vậy có giá khoảng 340’000 VNĐ ( 15$ ) và nó an toàn cho những người bị tiểu đường vì không chứa đường mà chỉ gây nên cảm giác ngọt.

3.3 Chữa sốt

Nước ép từ quả của cây xương rồng trộn với mật ong, chia ra từng liều nhỏ giúp thúc đẩy khạc ra đờm. Vì có tính mát, giải nhiệt nên thân cây này có thể chữa sốt.

3.4 Chữa đau răng

Hái cành xương rồng rồi cạo bỏ gai, đem nướng cho nóng mềm, giã nát, nhặt bỏ xơ, thêm ít muối. Sau đó đặt vào chổ răng đau ngậm chặt lại. Khi chảy dãi, bạn nhổ ra.

Thực hiện 3-4 ngày. Sau mỗi lần ngậm bạn nhớ súc miệng tránh nuốt vào vì có thể gây tiêu chảy.

3.5 Chữa mụn nhọt

Lấy cành xương rồng rồi bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng. Vừa hơ, bạn vừa áp mặt cắt vào mụn nhọt đang sưng đau, độc sẽ tự tiêu.

Bạn cũng có thể lấy một đoạn xương rồng rồi cạo sạch gai, giã nát với lá ớt, lá mồng tơi đắp vào mụn hay nhọt đầu đinh để trị.

3.6 Làm hạ đường huyết

Nhiều nghiên cứu cho thấy xương rồng còn giúp hạ đường huyết. Tác dụng hạ đường huyết mạnh hơn khi bạn dùng 500g lá nấu sôi, chia làm 2-3 lần uống trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường bình ổn

4 Cách chăm sóc cây xương rồng cảnh

Hầu hết tất cả các loại xương rồng phổ biến hiện nay điều không thích nước. Những loại cây, càng to mọng, mọng nước thì càng không thích nước. Nếu xương rồng của bạn xuất hiện rất nhiều lá, hoặc có các gai rất mềm thì có nghĩa là bạn đang tưới quá nhiều nước cho cây. Mỗi lần tưới nước, bạn nên kiểm tra xem đất đã khô hẳn chưa, tưới nước khi đất còn ẩm cao sẽ gây ra hiện tượng thối rể. Là loài cây chịu hạn, chịu nóng tốt, do đó việc trồng cây tại ban công, ngoài trời, ở những nơi nóng nắng sẽ giúp cây phát triển to đẹp.

Bạn nên chú ý, không tưới nước lúc trời quá nắng nóng, sẽ khiến cây bị chết do chênh lệch nhiệt độ.

Chăm sóc tốt cây sẽ nở hoa rất đẹp

Chăm sóc tốt cây sẽ nở hoa rất đẹp

4.1 Một số lưu ý khi chăm sóc cây bạn nên nhớ như sau:

  • Tưới nước: tưới nước vừa đủ, hạn chế tươi quá nhiều.
  • Ánh sáng: cần đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt. Cây xương rồng cần rất nhiều ánh sáng để phát triển thân và gai.
  • Nhiệt độ: ở nhiệt độ phòng bình thường, không có máy lạnh là nhiệt đô thích hợp nhất dành cho cây.
  • Dinh dưỡng: cần bón phân vừa đủ để cây phát triển tốt trong từng giai đoạn. Cây cần đạm để phát triển thân. Cần Kali - potassium (P) để phát triển hoa. Photpho - Phosphorus để phát triển bộ rễ.
  • Bón phân đúng giai đoạn: NPK 16-16-8, 20-20-20 cho cây ở thời điểm bình thường. NPK 18-19-30, 20-30-20 giai đoạn phát triển. NPK 18-19-30 giai đoạn ra hoa.

5 Xương rồng là loài cây độc, nguy hiểm

Không thể bàn cãi về vẻ đẹp của cây xương rồng. Tuy nhiên, đây là một loài cây độc và nguy hiểm. Nhiều trường hợp tử vong trên thế giới đã ghi nhận. Mủ và gai cây xương rồng có thể khiến cho người tiếp xúc bị dị ứng nặng. Nhất là mủ xương rồng, loại mủ này chứa rất nhiều chất độc gây suy giảm hệ thống miễn dịch của con người nếu nuốt phải. Trong quá trình chăm sóc, cắt tỉa cây, hoặc va chạm mạnh, nếu mủ xương rồng bắn vào mắt sẽ gây mù lòa hoặc giảm thị lực.

5.1 Mủ xương rồng vào mắt phải làm sao?

Trong trường hợp bị mủ bắn vào mắt, bạn phải sơ cứu kịp thời nếu không sẽ gây tác hại rất lớn. Úp mặt vào thau nước, nháy mắt nhiều lần để pha loãn mủ là hành động đúng đắn lúc này. Nhỏ dầu dừa, dầu phộng, để làm trôi các chất mủ bám dính. Nếu có gai trong mắt phải lấy ra cẩn thận, tuyệt đối không dụi mắt sẽ khiến rách giác mạc. Mủ xương rồng có đặc tính thẩm thấu rất rốt vào các tế bào mỡ, chất dịch của cơ thể con người, do đó bạn cần phải sơ cứu kịp thời trước khi đến với bác sĩ.