Cây lưỡi hổ hay cây hổ vĩ mép lá vàng với tên gọi khoa học "Sansevieria trifasciata " là một trong những loài thực vật thường được trồng trong nhà. Đây là loài cây có hoa thuộc họ măng tây. Tuy nhiên, việc chăm sóc cây ra hoa là rất khó. Được trồng nhiều ở các nước Á Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, VIệt Nam loài cây này được nhân giống thành 2 nhóm chính:

  • Cây lưỡi hổ - Sansevieria trifasciata var. trifasciata.
  • Cây lưỡi mèo - Sansevieria trifasciata var. hahnii.

Cây lưỡi mèo với lá nhỏ hơn cây lưỡi cọp

Cây lưỡi mèo với lá nhỏ hơn cây lưỡi cọp

Để trả lời cho câu hỏi "Cây lưỡi hổ có hoa không? " chúng tôi đã sưu tầm được 1 hình ảnh rất hiếm khi cây trổ bông dưới đây.

Hoa cây lưỡi hổ - Hoa cây lưỡi cọp

Hoa cây lưỡi hổ - Hoa cây lưỡi cọp

1. Tác dụng cây lưỡi hổ

Cây được trồng nhiều ngoài trời cũng như trong nhà. Cây lưỡi hổ ngoài tác dụng làm đẹp cảnh quan, nó còn đóng góp không nhỏ trong quá trình làm sạch không khí. Là loài cây có thể loại bỏ CO2 và cung cấp Oxy ngay cả ban đêm, cây lưỡi cọp còn có khả năng loại 4 hoặc 5 chất độc chính thường thấy trong môi trường sống.

2. Chăm sóc cây lưỡi cọp sao cho nở hoa

Là loài cây thích hợp trồng trong môi trường khí hậu mát. Cây không cần nhiều ánh sáng, cũng không cần phải tưới nước nhiều. Không tốn nhiều công chăm sóc, lại là loài cây ra lá rất đẹp, cây lưỡi hổ được trồng rất nhiều trong các quán cafe, trà sửa ... Tuy nhiên, trong dân gian thường có lời nói " trồng cây lưỡi hổ mà ra hoa là may mắn lắm ". Do đó, nếu bạn muốn cây lưỡi hổ nhà mình ra hoa thì phải chú ý các tiêu chuẩn chăm sóc dưới đây.

  • Đất trồng: đất trồng cây lưỡi hổ có tác dụng rất lớn trong vấn đề cây có ra hoa hay không. Nếu đất đầy đủ chất khoáng, và vi lượng cây sẽ phát triển khỏe mạnh. Đất sạch không có trứng côn trùng, cây sẽ ít bị sâu bọ. Đất thông thoáng sẽ giúp cây phát triển bộ rễ tốt.
  • Tưới nước: cây lưỡi hổ là loài cây không thích nước, bạn không nên tưới qua nhiều nước cho cây. Nước quá nhiều sẽ gây úng rễ và thối lá. Trong quá trình tưới nước, bạn nên tưới từ dưới gốc trở lên. Vào mùa mưa, hay không khí ẩm nhiều chúng ta nên chỉ tưới tối đa 1 lần/tháng.
  • Sâu bệnh: mặc dù được trồng trong nhà, tuy nhiên cây lưỡi hổ cũng có rất nhiều loại sâu bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Tiểu cảnh cây lưỡi hổ

Tiểu cảnh cây lưỡi hổ

Xem thêm các bài viết tại chuyên mục:"Cây giả trang trí "

3. Sử dụng cây giả tại sao không?

Cây giả decor được dùng nhiều trong trang trí nhà cửa, phong thủy trong nhà. Đây là loài cây đặc biệt mang ý nghĩa chiêu tài lộc và xua đuổi tà ma, mang đến vượng khí tốt cho gia chủ. Tuy nhiên, cây thật nếu gia chủ trồng không khéo, để cây chết, héo úa có thể dẫn đến việc hao tài lộc và gặp nhiều điều không may liên tiếp. Vì vậy, phải có sự cân nhắc khi lựa chọn. Nếu bạn muốn tìm cây lưỡi hổ giả thì có thể tham khảo tại đây.

Cây lưỡi hổ là loài cây được dùng nhiều trong trang trí nội thất vì nó mang đến tài lộc và may mắn

Cây lưỡi hổ là loài cây được dùng nhiều trong trang trí nội thất vì nó mang đến tài lộc và may mắn

4. Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Nhân giống cây lưỡi hổ rất dễ dàng qua hai cách tách bụi và giâm cành. Với đặc tính sống dai, sinh sôi nẩy nở rất nhanh lên cây rất dễ nhú chồi mới, ra nhánh con. Đợi cho nhánh phát triển tốt chừng 1 tấc tay ( khảng 2 - 3 tháng tùy dinh dưỡng đất) bạn có thể tách cách nhánh này trồng vào chậu mới.

Lưu ý cẩn thận tách rể của cây con với bụi chính. Nếu đứt rễ thì đừng nên chăm sóc nhánh con mới vì cây sẽ èo uột kém phát triển.

Giâm cành: Với phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật và phải khá tỉ mỉ trong quá trình làm. Đầu tiên, cần lựa chọn một cây Lưỡi Hổ sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Chọn một chiếc lá non to khỏe, màu sắc đẹp, cắt ngang sát gốc. Lưu ý không chọn lá già cũng không chọn lá quá non. Các bạn cát thành từng khúc dài khoảng 5 cm và để một thời gian cho những lát cắt này héo mặt, khô. Sau đó, chôn khoảng 1/2 độ sâu của đất, lưu ý không chôn lá quá sâu. Đặt chậu ở nơi có nắng, không tưới quá nhiều nước và chờ lá ra rễ. Việc giâm lá nên thực hiện từ mua Xuân đến cuối mùa Hè.